434 lượt xem

SEO OnPage: 15 bí quyết tối ưu hóa website, bạn cần phải nắm

Khi nói đến tối ưu seo một trang web ( SEO Onpage) thì bạn cũng đã nghe qua về khái niệm tối ưu hóa giao diện, Url, nội dung bài viết và các thẻ meta SEO và mật độ từ khóa, liên kết nội bộ …

Có rất nhiều yếu tố website bạn cần phải tối ưu, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp kiểm tra một cách hệ thống cho các vấn đề tối ưu hóa SEO, bài viết này sẽ giúp bạn.

SEO OnePage là bước đầu tiên khi bạn triển khai SEO.

Đây là danh sách đơn giản giúp bạn kiểm tra và thống kê các yếu tố Onpage SEO, thông qua các yếu tố này bạn dễ dàng tối ưu website của mình trước khi triển khai SEO.

1. Sử dụng URL SEO thân thiện

Google đã từng tuyên bố rằng trong URL của một page thì 3 – 5 ký tự đầu tiên sẽ mang tầm quan trọng nhất của page. Vì vậy bạn nên tối ưu URL ngắn và dễ hiểu và luôn luôn có từ khóa mục tiêu.


Hơn 70% các website thương mại điện tử hiện nay đã tối ưu URL thân thiện

Tránh URL xấu: domain.com/p=123

Hay URL dài: domain.com/8/6/16/cat=SEO/toi-uu-hoa-url-trong-domain-cua-mot-website-khi-trien-khai-seo

2. Bắt đầu Tiêu đề Page (Title Page) với từ khóa

Tiêu đề trang ( Title Page) là một yếu tố quan trọng hàng đầu của SEO. Nó đại diện cho nội dung toàn bộ website thông qua truy vấn tìm kiếm mà người dùng trên Google.

Do đó việc mô tả từ khóa trong tiêu đề trang là điều bắt buộc của SEO.

Từ khóa ở vị trí đầu tiên luôn được Google ưu tiên

Đơn giản, bạn nên ưu tiên từ khóa ở vị trí đầu tiên của tiêu đề page, từ khóa đó sẽ được Google ưu tiên hơn.

3. Sử dụng từ liên quan trong tiêu đề page (Title Page)

Khi tối ưu tiêu đề, việc ưu tiên từ khóa chính thì bạn nên kết hợp với các từ liên quan có nội dung lôi cuốn người đọc như : “2016”, “ tốt”, “ hướng dẫn”, “review” …

Ngoài mang lại sự thu hút, tò mò cho người tìm kiếm thì tiêu đề page của bạn có thể sinh ra các từ khóa phụ khi kết hợp từ khóa chính và các từ liên quan.

4. Thay đổi tiêu đề Blog trong thẻ H1

Các thẻ H1 là “headline tag” trong website của bạn. Hầu hết các CMS như WordPress đều tự động hỗ trợ thêm tiêu đề Blog trong thẻ H1.

Bạn nên triển khai tự động tiêu đề bài viết nằm trong thẻ H1

Tuy nhiên nếu website bạn chưa tối ưu tiêu đề blog trong thẻ H1 thì bạn nên triển khai ngay bây giờ.

5. Tăng tính đa phương tiện website.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng website là tỉ lệ thoát và thời gian trên site. Nếu page bạn chỉ có văn bản thì tỉ lệ thoát người dùng sẽ khá cao, do đó ngoài văn bản thì bạn cần bổ sung thêm hình ảnh chất lượng, video và bố trí các liên kết nội bộ sao cho hợp lý.

Nếu nội dung của bạn sau khi được tối ưu và mang đến sự trải nghiệm tốt cho người dùng thì website bạn sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

6. Thay đổi tiêu đề phụ trong thẻ H2

Trong các phần nội dung website bạn cần phải có tiêu đề phụ và bạn nên đặt các tiêu đề phụ này trong thẻ H2.

7. Bổ sung từ khóa trong 100 ký tự đầu tiên

Trong nội dung bài viết của trang, 100 ký tự đầu tiên thì bạn nên chèn từ khóa. Khoảng 1 – 3 từ khóa và khuyên bạn chèn một cách tự nhiên và sử dụng in đậm để làm nổi bật từ khóa.

Bạn cần phải bổ sung và im đậm từ khóa trong 100 ký tự đầu tiên

8. Sử dụng thiết kế Responsive

Google bắt đầu xử phạt các website không thân thiện trên các thiết bị di động vào năm 2015 và họ cũng tăng cường nhiều hơn trong tương lai. Do đó bạn cần phải tối ưu website mình trở nên thân thiện với các thiết bị di động, tôi khuyên bạn nên sử dụng thiết kế Responsive.

Với thiết kế Responsive thì website của bạn sẽ dễ dàng thân thiện với các thiết bị di động

9. Sử dụng Outbound Link ( Liên Kết Ngoài)

Đây là phương pháp khá đơn giản của SEO mũ trắng nhằm giúp các SEOer dễ dàng xây dựng backlink và tăng lượng truy cập cho website.

Ngoài ra, Outbound Link tới các trang có nội dung liên quan giúp Google thấy rằng website bạn là trung tâm lớn có nội dung chất lượng. Tuy nhiên bạn cần hạn chế số lượng OutBound Link trên website.

10. Sử dụng Internal Link ( Liên Kết Nội)

Internal Link ( Liên kết nội) là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng người dùng và Google Bot thông qua các URL.

Bạn phải kiểm soát liên kết nội và nên sử dụng 2 – 3 liên kết trong một bài viết.

Điều hướng liên kết nội giúp  tăng thời gian người đọc và Google Bot ở lại web.

11. Tăng tốc độ load website

Google đã tuyên bố rằng tốc độ load website là một yếu tố xếp hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm hiện nay. Bạn có thể cải thiện tốc độ website của mình bằng cách sử dụng CDN, tối ưu CSS, nén hình ảnh và chuyển sang server, host  có tốc độ nhanh hơn …

Bạn có thể kiểm tra tốc độ website tại: https://gtmetrix.com

Hãy chắc chắn rằng website bạn không mất hơn 4 giây để tải. Theo nghiên cứu website MunchWeb cho thấy 75% người sử dụng sẽ không quay lại trang website khi website đó có tốc độ tải trang hơn 4 giây.

12. Bổ sung LSI từ khóa

Từ khóa LSI là những từ dựa trên các đề xuất của công cụ Google. Các từ này có thể mang đến lượng truy cập và chất lượng cho website của bạn. Vì thế hãy bổ sung các từ khóa này vào trong bài viết của bạn.


Nhóm từ khóa LSI là các từ khóa dựa trên đề xuất Google, bạn cần tối ưu các từ khóa này trong nội dung

13. Tối ưu hình ảnh

Khi tối ưu hình ảnh bạn cần phải xác định từ khóa cho hình ảnh đó. Đặt tên hình ảnh và mô tả thẻ Alt theo cấu trúc đơn giản dưới dạng: toi-uu-hinh-anh.png.

Bên cạnh đó bạn cần phải chọn hình ảnh chất lượng, bổ sung từ khóa xung quanh hình ảnh cần tối ưu.

14. Sử dụng các tiện ích mạng xã hội.

Vai trò mạng xã hội cũng mang lại nhiều ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng website. Nhưng mạng xã hội tạo ra nhiều lượt truy cập hơn cho nội dung trên website.


Các tiện ích mạng xã hội giúp bạn chia sẻ một cách dễ dàng

Khi lượt xem tăng, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích khi có nhiều người liên kết với website của bạn. Vì vậy đừng ngại về cách đặt các tiện ích mạng xã hội trên website khi triển khai SEO.

15. Nội dung bài viết dài

Đối với SEO, nội dung luôn là vua. Do đó bạn cần phải xây dựng nội dung dài và chất lượng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tìm kiếm người dùng.

Bạn nên có khoảng 1900 ký tự trong một bài viết.

Tổng Kết

Như vậy, để tối ưu SEO OnPage hiệu quả nhất bạn cần quan tâm tổng thể đến tất cả 15 yếu tố ở trên. Đồng thời, thực hiện và vận hành chúng một cách trình tự, đầy đủ. Lưu ý, đừng bỏ qua và coi thường bất kì mảnh ghép nào dù là nhỏ nhất trong việc tối ưu website.

Có như vậy, quy trình SEO của bạn mới hiệu quả, đồng thời website chuẩn bạn xây dựng sẽ nhận được đánh giá cao từ Google, và dĩ nhiên xếp hạng tìm kiếm khả thi hơn.

Chúc bạn thành công!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *