926 lượt xem

Social Media : Khái niệm và cách kiểm soát chiến dịch hiệu quả

“Trong một vài năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn : một là kinh doanh cùng internet, hai là không nên kinh doanh nữa” – Bill Gates.

Thời điểm “một vài năm nữa” mà tỷ phú thế giới Bill Gates nói có lẽ đã chạm ngõ rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lợi ích từ việt marketing online đang được khẳng định từng ngày, từng giờ. Doanh nghiệp bạn đã có hướng marketing đúng?

Trong marketing hiện đại, khi các marketer không còn là người nắm thể chủ động truyền tải thông tin nữa, ngược lại chính khách hàng mới là chủ thể nắm quyền hạn chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin thì Social Media được xem là cách thức quảng bá hữu hiệu nhất, xác suất thành công lớn nhất mà kinh phí bỏ ra không nhiều, thậm chí bằng 0.

Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, khi mạng xã hội có tốc độ phát triển khủng khiếp, Social Media trở thành từ khóa tối ưu nhất trong việc kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Vậy Social Media là gì? Làm sao để Social Media đạt hiệu quả tối ưu? Trong bài viết lần này, E.FOCUS chia sẻ cùng bạn góc độ tiếp cận, am hiểu về Social Media cụ thể nhất, dễ hiểu nhất và dễ thực hiện nhất.

Social Media là gì?

Social Media ảnh hưởng rất lớn đến tính sống còn của Marketing Online, rất nhiều các doanh nghiệp “phất” lên như diều gặp gió nhờ chiến lược social media hiệu quả, ngược lại nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” với các chiến dịch social media nhàm chán, không chất lượng.

Về bản chất, Social Media là các thể loại online media, nơi mà mọi người có thể kết nối với nhau, nói chuyện với nhau, cùng tham gia, chia sẻ và tạo thành một vòng liên kết…Điểm chung của tất cả các Social Media đó là đều có hệ thống discussion,comment,feedback, vote, và quan trọng hơn cả là social media là kênh quảng bá đặc biệt, giúp mọi người có thể giao tiếp, liên kết với nhau bằng nhiều cách thức cùng một lúc. Chẳng hạn, các marketer có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại di động (vừa nghe vừa nhìn thấy nhau), qua các trang mạng xã hội Facebook, Skype…(vừa giao tiếp bằng văn bản, vừa giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể…).

Social Media đóng vai trò sống còn trong Marketing Online

Hiểu đơn giản, Social Media là tạo ra công cụ để nội dung được chính khách hàng tạo ra.

Các loại hình Social Media

Theo các chuyên gia marketing, có khá nhiều các loại hình social media đang được vận dụng hiểu quả. Dưới đây là 4 loại hình phổ biến và quen thuộc nhất của social media:

1. Social News: (đại diện là Digg, Sphinn, Newsvine) người dùng có thể đọc tin tức từ các topic sau đó có thể vote hoặc comment.

2. Social Sharing: (đại diện là Flickr, Snapfish, YouTube) người dùng có thể tham gia bằng cách tạo tài khoản, sau đó chia sẻ các hình ảnh, video cho tất cả mọi người.

3. Social Networks: (đại diện là Facebook, LinkedIn, MySpace và Twitter) loại hình cho phép người dùng có thể tìm thấy nhau, chia sẻ, tương tác cùng nhau.

4. Social Bookmarking: (đại diện là Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo) là nơi người dùng có thể chia sẻ hoặc bookmark các site quan tâm.

Lợi ích từ Social Media

Với hơn 30 triệu người trên thế giới đang sử dụng internet, bạn đang đứng trước khoảng không gian vô cùng rộng lớn để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp qua mạng, đồng thời thu hút một số lượng rất lớn các khách hàng tiềm năng thông qua tính năng lan tỏa (viral) vô cùng mạnh mẽ trên internet.

Theo số liệu từ Google Analytics, trong 10 wesite có tốc độ phát triển nhanh nhất thì có đến 5 website thu hút sự tương tác từ người dùng thông qua content.

Theo thống kê của Nielsen, chỉ 14% người dùng tin vào quảng cáo, và 78% tin vào sự giới thiệu của người khác.

Theo số liệu từ Google, khoảng 45% người dùng Internet thường xuyên tạo các content online (thông qua hình thức viết blog, hoặc chia sẻ comment…). Và mỗi ngày, theo WordPress thì có hơn 1.2 tỉ bài viết trên các blog.

Các con số trên nếu được tương tác hoàn hảo với Social Media hẳn sẽ còn mang đến những đột phá bất ngờ và thành công ngoài mong đợi.

Vậy làm sao để phát triển Social Media?

Khá đơn giản nhưng không phải quá dễ dàng.

Hãy, đừng kể câu chuyện về bạn, hãy để người dùng thay bạn nói về điều đó

Đừng kể câu chuyện về bạn, hãy tạo ra những công cụ để câu chuyện đó được lan tỏa

Đối thoại là vua, nội dung là nữ hoàng.

Bạn cần:

  • Lắng nghe : Hãy bớt phát ngôn lại và lắng nghe nhiều hơn, để hiểu điều khách hàng cần, đem lại điều khách hàng muốn.
  • Tập trung : Hãy tập trung phát triển một mục tiêu cụ thể, nhất định để đạt được thành quả tốt, hơn là mở rộng phạm vi, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng, chiến dịch bị ảnh hưởng.
  • Chất lượng : Đừng quá tin vào những con số hào nhoáng, hãy yêu 100 lượt view, share hơn là 1000 lượt like ảo.
  • Kiên trì : Không thành công nào tự gõ cửa hoặc đến dễ dàng. Chiến dịch social media của bạn sẽ có lúc thất bại, đừng nản lòng hãy đứng lên và bước tiếp.
  • Kết hợp : Hãy mở rộng phạm vi tương tác với khách hàng, tạo sự liên kết hoàn hảo trên các kênh xã hội như facebook, Twitter, LikedIn, instagram, blog…
  • Ảnh hưởng (influence) : Hãy cố gắng tạo ra một mối quan hệ liên kết thân thiết với những có lượng fan đông đảo, các chia sẻ uy tín, để thông qua họ quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
  • Giá trị : Đừng quá chăm chăm để nói về sản phẩm của bạn, hãy tập trung vào giá trị của cuộc trò chuyện, tạo nên sự thú vị, ấn tượng.
  • Luật tiếp đón : Chiến dịch này bạn sẽ cần đến kiểu loại đối tượng khách hàng này, nhưng chiến dịch khác bạn sẽ tìm kiếm kiểu loại đối tượng khác, do đó “đừng chê” bất cứ đối tượng nào, hãy tiếp đón họ nồng nhiệt nhất có thể.
  • Tương tác : Sự tương tác luôn là chất liệu quan trọng để gìn giữ các mối quan hệ, trong marketing cũng vậy. Hãy chăm chút hơn các pages, fanpages của doanh nghiệp bạn, tương tác với người dùng, đừng chỉ đăng bài lên đó và “lặn mất tăm”, khách hàng chắc chắn sẽ quên ngay doanh nghiệp bạn, và tìm đến những chân trời thú vị mới.
  • Lợi ích lẫn nhau : Muốn được mọi người chia sẻ các nội dụng bạn đăng tải, đừng ngần ngại trở thành người nắm thế chủ động, tìm kiếm và chia sẻ bài viết của họ trước, sau đó doanh nghiệp bạn chắc chắn sẽ được nhận lại sự “trả lễ” xứng đáng.

Cách kiểm soát, theo dõi kết quả hoạt động của Social Media:

Vạch ra một chiến dịch Social Medaia đã là điều không dễ dàng, kiểm soát hoạt động, tiến độ, chất lượng của chiến dịch lại khó khăn hơn rất nhiều. Bạn đang gặp phải khó khăn trong việc phát triển social media một cách hiệu quả, và muốn khắc phục chúng? 7 cách thức dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chiến dịch social media.

1. Khám phá thời gian tối ưu nhất để post bài viết

Hãy sử dụng công cụ Sumall, để theo dõi số liệu tiếp cận, hiển thị bài viết của doanh nghiệp bạn. Từ đó nắm được khoảng thời gian post bài đạt hiệu quả tốt nhất, nội dung bài viết được quan tâm và chia sẻ nhiều nhất.

Sumall giúp bạn nắm rõ mức độ tương tác, liên kết của khách hàng với social media của bạn

Đồng thời, cũng hãy nghĩ đến việc thay đổi cách thức đăng tải bài viết, chẳng hạn update một đoạn video, một bài hát hoặc một bộ phim ngắn, để page của bạn đỡ “khô cứng”, thu hút nhiều hơn người tiếp cận.

2. Kiểm tra lượt reach một từ khóa trên Twitter

Để theo dõi phạm vi tiếp cận của một từ khóa hoặc một hashtag trên Twitter, bạn có thể sử dụng công cụ TwitterReach.

Chẳng hạn, bạn đang phát triển chiến dịch với hashtag là #efocus, bạn có thể xác định được vị trí các bài viết liên quan có sử dụng hashtag này, và tốc độ reach của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Dịch vụ miễn phí TwitterReach sẽ kiểm tra trên phạm vi khoảng 1500 bài đăng cho một từ khóa nhất định.

TweetReach sẽ phân tích các tweets phù hợp với từ khóa tìm kiếm của bạn

Ví dụ trên đây là kết quả tìm kiếm của hashtag #MondayBlogs, thuật ngữ này có khoảng 211.000 sử dụng.

TwitterReach cũng cho thấy được các tài khoản có ảnh hưởng nhất trong việc phát triển từ khóa của bạn, để từ đó doanh nghiệp có sự tương tác, kết nối cần thiết với các tài khoản Twitter này để dễ dàng quảng bá, phát triển thương hiệu.

3. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn muốn nắm bắt vị thế vững vàng các đối thủ cạnh trang của bạn đang sở hữu, hoặc “địa bàn” nơi họ yếu kém nhất, thì có thể sử dụng công cụ Rival IQ để tìm hiểu.

Tại sao điều này lại có ích đối với doanh nghiệp bạn? Chẳng hạn khi tìm kiếm thành tựu của các đối thủ trên Snapchat – một ứng dụng online từ chối thẳng thừng mức giá 3 tỷ USD từ Facebook, bạn có thể tìm thấy sự tương tác giữa người dùng và website của đối thủ, điều này chứng tỏ chiến dịch social của họ khá tốt, bạn phải tìm ra cách “chặn đứng” sự phát triển này; hoặc kết quả tìm kiếm trên Snapchat sẽ là con số 0, nghĩa là “phạm vi hoạt động” của đối thủ bạn có phần hạn hẹp, chưa thử qua mạng xã hội hấp dẫn này, bạn có thể ngay lập tức triển khai dự án social media, “chiếm lĩnh” ngay khoảng không gian đầy hứa hẹn phát triển này.

4. Xác định đối tượng có ảnh hưởng

Bạn có thể sử dụng công cụ BuzzSumo để xác định ai là người có tầm ảnh hưởng sự lớn trong lĩnh vực của bạn và quan sát được những gì họ đang chia sẻ về thương hiệu của bạn. Sau đó kết nối họ, trò chuyện với họ và hãy chắc chắn rằng bạn đang tương tác tốt với họ để quá trình quảng bá sản phẩm, thương hiệu dễ dàng và thuận lợi.

Ngoài ra, BuzzSumo cũng giúp bạn quan sát được những bài viết, hình ảnh của các bài post doanh nghiệp bạn đang nhận được sự quan tâm của mạng xã hội. Bạn cũng có thể tham gia vào các nhóm Twitter để tìm kiếm những nội dung đang được chú ý nhất, chia sẻ nội dung của bạn trên đó, và nhận lại sự tương tác khá tốt.

BuzzSumo giúp bạn tìm thấy những đối tượng có ảnh hưởng, nội dung và từ khóa liên kết liên quan

Tất cả trong tất cả, BuzzSumo mang đến cho bạn những hiểu biết cần thiết về cách đặt từ khóa, sử dụng ngôn từ khi post bài, tham khảo các bài viết được đón nhận nhiều trên mạng xã hội, là công cụ tuyệt vời giúp bạn có những tinh chỉnh phù hợp để chiến lược social media của doanh nghiệp bạn chất lượng, phát triển, cải thiện theo thời gian.

5. Xác định nguồn gốc của các traffic

Với một trang landing page được tuỳ chỉnh, bạn có thể đo được nhiều số liệu, cơ bản nhất trong số đó là lượng traffic trang web là đến từ đâu.

Giả sử, bạn bỏ ra khoảng 10h trong một tuần để đầu tư vào các bài viết, chiến lược trên Twitter bởi bạn chắc chắn sự tương tác từ phía người dùng trên site này sẽ nhiều, nhưng theo kết quả từ các landing page thì Facebook mới là nguồn trang khiến page của bạn được truy cập nhiều hơn, lượng tương tác, tiếp cận cao hơn. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể thay đổi chiến lược, chọn Facebook là mạng xã hội cần đầu tư nhiều hơn cả, đồng thời tinh chỉnh những bài viết trên Twitter để nâng cao lượng nhấp chuột, tiếp cận bài viết.

Hơn thế nữa, bạn cũng nên thường xuyên đăng tải bài viết của các chương trình khuyến mãi, giảm giá các sản phẩm thương hiệu doanh nghiệp bạn, giảm tối đa sự rườm rà trong khâu đăng ký thành viên… để thu hút khách hàng tiếp cận và tương tác.

6. Theo dõi các khách hàng tiềm năng

Nếu sau một bài viết, bạn phát hiện thấy lượng người theo dõi giảm hẳn đi, công cụ ManageFlitter sẽ giúp bạn tìm thấy những đối tượng người dùng nên “hủy theo dõi” vì họ không có cơ hội trở thành khách hàng tiềm năng, và chuyển sang tương tác với một lượng người dùng khác có tỷ lệ tối ưu hóa cao.

ManageFlitter giúp bạn dễ dàng tìm thấy những khách hàng tiềm năng trên Twitter, dễ dàng theo dõi họ, sau đó bạn có thể kiểm tra lượng theo dõi, tương tác của họ đối với page của bạn, nhấn mạnh, chú trọng hơn đến các bài viết để phù hợp với mục đích, nhu cầu của họ, biến họ trở thành những khách hàng tiềm năng thực thụ cho doanh nghiệp.

7. Kiểm tra điểm Klout của bạn

Đầu tiên phải xác định điểm klout là gì? Và điểm số này ảnh hưởng như thế nào đến vị thế của doanh nghiệp bạn trên internet.

Klout là đơn vị đo lường sức mạnh trực tuyến của bạn, là khả năng ảnh hưởng của bạn đến cộng đồng internet. Tổng hợp từ các trang mạng xã hội khác nhau, Klout xác định khả năng thuyết phục của bạn đối với cộng đồng, cụ thể ở đây là đối với khách hàng.

Klout “ưu ái” ba yếu tố chính để đo lường điểm thuyết phục, độ ảnh hưởng là : True Reach (có bao nhiêu người bạn thực sự có ảnh hưởng), khuếch đại (có bao nhiêu ảnh hưởng đến những người đã ảnh hưởng từ bạn), và Network (làm thế nào để bạn có sự ảnh hưởng lớn).

Để tăng điểm số Klout, bạn cần tập trung vào ba điều: một là tăng số lượng người đã tương tác và chia sẻ nội dung bài đăng của bạn, hai là đảm bảo rằng các bài đăng dễ dàng, thuận tiện để tiếp cận  và chia sẻ, ba là củng cố mạng lưới của bạn bằng cách liên kết với những người có điểm số Klout cao.

Chẳng hạn, trên Twitter, Klout cung cấp số lượng người theo hoạt động của bạn có và và những người luôn retweet bạn. Do đó, nếu bạn đang tương tác, liên kết với một tài khoản Twitter điểm Klout là 75, thì sẽ có giá trị hơn khi bạn nhận được một retweet từ một người nào đó có số điểm Klout là 35.

Hãy kiểm tra điểm số Klout của bạn bằng cách truy cập vào website: Klout.com, nhập tài khoản Facebook/Twitter của bạn và nhận về điểm klout đánh giá mức độ ảnh hưởng của bạn trong cộng đồng internet.

Hiểu về Social Media chưa bao giờ là đơn giản, vận dụng tốt các công cụ đo lường hoạt động, chất lượng của các chiến dịch social media lại càng không dễ dàng. Hi vọng, bài viết của chúng tôi sẽ phần nào giúp bạn nắm vững những thuật ngữ cơ bản về social media, hiểu rõ các bước phát triển cơ bản của chiến dịch, vận dụng hoàn hảo từng công cụ trong từng social media cụ thể để phát triển doanh nghiệp.

E.FOCUS

1/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *