Trong những năm qua, Link Building luôn là một trong những vấn đề then chốt và quan trọng hàng đầu trong các chiến dịch SEO của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tại sao Link Building không còn là tương lai của SEO?
Bởi vì Link Building là thành phần quan trọng quyết định thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Nó ảnh hưởng đến lượng truy cập website, khách hàng và doanh thu hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Mặc dù vẫn Link Building vẫn là một yếu tố quan trọng nhưng bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc này, xây dựng link không chất lượng, không kết hợp với các yếu tố khác thì đó là một sai lầm lớn trong chiến dịch SEO của bạn.
Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng “ không kém” đến thứ hạng website của bạn so với vấn đề Link Building:
Cái gì tốt nhất cho người sử dụng là tốt nhất cho Google
Như bạn đã biết, Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên toàn cầu hiện nay và họ thu lợi nhuận từ các hình thức quảng cáo của doanh nghiệp. Nếu người dùng sử dụng Google để tìm kiếm thõa mãn nhu cầu nhưng họ không tìm thấy, họ sẽ bỏ Google, Google sẽ không còn khả năng tồn tại ?
Chắc chắn là thế?
Do đó, Google muốn giữ top 1 trong công cụ tìm kiếm trên thế giới bắt buộc họ phải cải tiến theo xu hướng người dùng. Bằng các thuật toán cập nhật liên tục, Google muốn các kết quả tìm kiếm phải liên quan chặt chẽ với truy vấn, kết quả này phải mang lại chất lượng tốt nhất, thõa mãn nhu cầu của người dùng.
Google có thể xếp hạng 1 website có nội dung liên quan truy vấn người với số lượng backlink ít thay vì website có hàng trăm backlink nhưng không có phần nào liên quan đến truy vấn.
Dưới đây là một số yếu tố liên quan ảnh hướng đến vấn đề người dùng:
1. Click-Through Rate
Click-Through Rate ( CTR) là tỉ lệ nhấp chuột: Đây là số liệu thống kê tuần suất người dùng thấy website của bạn và kết thúc bằng nhấp vào nó. Tỉ lệ này giúp đánh giá từ khóa hay quảng cáo của bạn ảnh hướng như thế nào đối với người dùng.
Tỉ lệ nhấp chuột càng cao thì bạn có thể đánh giá từ khóa hay chiến dịch quảng cáo hữu ích và liên quan đến truy cập người dùng. Ngược lại thông qua thống kê này, bạn có thể cải thiện website (giao diện, nội dung…), khả năng tiếp cận khách hàng đúng với doanh nghiệp mình nếu tỉ lệ nhập chuột này thấp.
2. Bounce Rate:
Bounce Rate tỉ lệ thoát: Trong công cụ quản lý Google Analytis, thì Bounce rate là tỉ lệ phần trăm người dùng truy cập vào website của bạn rồi bỏ đi. Có nghĩa là người dùng không tìm thấy nội dung hữu ích hay không có thông tin trên website của bạn, họ sẽ bỏ đi.
Tỉ lệ Boure Rate càng cao thì người dùng bỏ đi nhiều vì website của bạn không đáp ứng nhu cầu của họ, bạn sẽ mất khách hàng. Dĩ nhiên, khi không đáp ứng được người dùng, Google sẽ không xếp hạng website của bạn ở vị trí cao được. Nếu tỉ lệ Boure Rate website bạn cao thì nên tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
3. Time on-site:
Time on-site là thời gian người sử dụng ở lại trên web. Tương tự như Bounce Rate thì Time on site được cũng được Goolge Analytis thông kế dưới dạng thời gian. Công cụ này sẽ tính thời gian trung cập của tất cả người dùng ở lại trên website.
Đây là một yếu tố nhỏ nhưng lại mang tính chất quyết định khá lớn, nếu thời gian người dùng ở lại trên website lâu thì điều đó cho thấy rằng website hữu ích đối với dùng, Google sẽ đánh giá website bạn rất cao. Ngược phải, nếu tỉ lệ time on-site bạn thời gian thấp thì website bạn chưa thân thiện với người dùng và cả Google.
Bạn thấy đó, sự trải nghiệm website tốt với người dùng sẽ là chiến lược hiệu quả về mặt lâu dài. Nếu bạn chỉ biết tập trung xây dựng link mà bỏ qua các yếu tố trải nghiệm người dùng thì bạn sẽ không đạt thành công.
Vì vậy, nếu bạn có thể tạo ra một website có chất lượng nội dung, dịch vụ tốt nhất thì website của bạn sẽ được người dùng giúp đánh giá với Google. Sự trải nghiệm người dùng tốt sẽ là cơ sở giúp Google nâng hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Bạn không thể nhìn thấy kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn, nhưng theo thời gian mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.
E.FOCUS (Tổng hợp)
Tham khảo thêm