1197 lượt xem

9 Chỉ số đo lường để giúp bạn quản lý kết quả làm SEO hiệu quả

Đo lường các chỉ số SEO là cách tốt nhất để bạn biết được công việc mình thực hiện có hiệu quả không? Kết quả làm seo không chỉ thể hiện qua thứ hạng từ khóa mà nó còn nhiều chỉ số khác nữa bạn cần quan tâm;Ví dụ: truy cập tự nhiên, số lượng backlink, thời gian trung bình trên site,…mỗi chỉ số sẽ cho bạn 1 cách nhìn về hiệu quả công việc của mình.

Trong nội dung bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn 14 cách đo lường để giúp bạn quản lý kết quả seo hiệu quả hơn; Có thể nhiều hoặc ít, điều này tùy thuộc vào mỗi cá nhân, Chúng ta cùng xem và đưa ra thảo luận thêm:

1. Thứ hạng từ khóa: bạn sẽ biết được truy cập website đến từ đâu

Đây gần như là công việc hàng ngày mà bất cứ SEOer nào cũng phải thực hiện. Nếu từ khóa của bạn chỉ vài chục từ là chuyện khá đơn giản nhưng nếu từ khóa bạn vài trăm từ thì đây là công việc sẽ mất rất nhiều thời gian nếu bạn làm việc này bằng tay. Một vài công cụ giúp bạn theo dõi thứ hạng từ khóa dễ dàng hơn:

  • Positionly.com
  • Agencyanalytics.com

Với việc sử dụng công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa giúp bạn ghi nhận lại sự thay đổi thứ hạng từ khóa trong quá trình làm SEO. Và cứ mỗi lần bạn thêm 1 từ khóa mới vào danh sách cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.

2. Backlink và Root domain

Mặc dù hiện nay kết quả SEO phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố onpage và tương tác của người dùng trên website. Nhưng yếu tố Backlink vẫn đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thứ hạng từ khóa mà bạn đang làm SEO.

Do đó, phần lớn công việc làm seo của bạn sẽ xoay quanh các vấn đề tìm kiếm backlink cho website của mình. Nếu số lượng backlink không được cải thiện tăng trưởng thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả seo. Bạn có thể đo lường chiến dịch backlink bằng số lượng backlink mới được tạo ra, cả về số lượng và chất lượng.

Bạn có thể dùng công cụ chuyên nghiệp là Ahrefs.com hoặc 1 tools tích hợp có tên là Agencyanalytics.com để phân tích.

Bạn có thể bắt đầu nhập tên miền muốn theo dõi backlink vào ô dưới đây:

Cũng trong trang nội dung này, bạn kéo xuống dưới sẽ thấy lượng backlink và root domain trả về website của bạn. Biểu đồ này nên theo xu hướng tăng là tốt nhất (Lượng root domain trả về website của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn là số lượng backlink)

Cách bạn đo lường backlink có chất lượng

Bạn lưu ý 2 chỉ số URL Rating và Domain Rating. Chỉ số càng cao thì chất lượng backlink của bạn càng được đánh giá tốt.

Bạn nên ghi nhận lại tất cả dữ liệu quá khứ để đánh giá sự cải tiến của các chỉ số đo lường này. Nếu bạn tìm kiếm được các backlink có chất lượng thì cả 2 chỉ số này sẽ được cải thiện. URL Rating sẽ tính trên chất lượng của trang mà bạn đặt backlink trong khi Domain Rating sẽ được tính chỉ số trung bình của tất cả các trang của website mà bạn đặt backlink.

Nếu backlink bạn xuất phát từ các spam site hoặc các trang không có chất lượng thì chỉ số này sẽ không tăng trưởng được. Nếu bạn sử dụng Majestic thì bạn nên chú ý đến việc cải tiến chỉ số “Trust Rank”.

 Tại sao bạn cần đánh giá chất lượng backlink

  • Chi phí: Bạn cần biết cách tính xem chi phí cho mỗi backlink được xây dựng. Bạn nên thực hiện đánh giá chi phí và hiệu quả trong từ nhiều chiến lược và chiến thuật xây dựng backlink khác nhau.
  • Đánh giá chiến thuật xây dựng backlink thành công. Ví dụ bạn chạy 1 chương trình Outreach với 100 email được gửi ra thì có 5 backlink trả về. Tức là bạn sẽ có tỷ lệ 5%.
  • Tìm kiếm đối tác liên kết: Nếu ai đó đăng bài và có backlink trở về website bạn, Điều đó có nghĩa là họ đang thích nội dung do bạn cung cấp. Bạn có thể gửi ngay cho họ 1 email để thiết lập mối quan hệ cho việc xây dựng liên kết sau này.

3. Truy cập từ tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Traffic)

Bạn nên xem thử có bao nhiêu truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trong ít nhất 1 tháng và hãy chắc chắn rằng nó có sự tăng trưởng. Tốt nhất là nên bạn nên xem sự thay đổi trong vài tháng vì những thay đổi của Google có thể ảnh hưởng đến truy cập từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên của bạn.

Bạn có thể xem truy cập từ tìm kiếm tự nhiên bằng cách truy cập vào phần “Đối tượng”. Truy cập này Google Analytics cho bạn xem 1 tháng, bạn có thể điều chỉnh lại thời gian lâu hơn bạn muốn.

Sau đó bạn tìm đến mục “Lưu lượng truy cập tìm kiếm” và đánh dấu mục này. Tiếp theo bạn nhấn nút “Áp dụng”

Bạn sẽ tìm thấy kết quả “Lưu lượng truy cập tìm kiếm” thay đổi qua các thời điểm khác nhau.

Ngoài ra, bạn có thể xem lượng truy cập đến từ các công cụ tìm kiếm và từ khóa nào. Việc xem truy cập đến từ khóa nào thì bạn có thể sử dụng thêm công cụ Google Web Master Tools để có cái nhìn tổng thể hơn.

Bạn chọn “Kênh”, sau đó chọn ” Organic Search”. Kết quả bạn sẽ nhìn thấy như sau:

4. Thời gian trung bình trên trang (Average time on-page)

Với những nội dung hấp dẫn và có tính liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của khách truy cập thì họ sẽ ở lại xem; còn không thì họ sẽ tự rời bỏ đi.  Do đó, bạn nên phát triển nội dung đáp ứng nhu cầu của khách tiềm năng. Bạn có thể xem “4 Tips xây dựng nội dung hiệu quả với Google Trends” để có nội dung thu hút và giữ chân khách truy cập.

Thay vì bạn xem thời gian trung bình trên trang trong mục: Hành vi -> Tổng quan thì bạn nên xem thời trang trên từng trang nội dung: Hành vi -> Nội dung trang web -> Báo cáo chi tiết về nội dung.

 5. Số trang được xem cho mỗi truy cập

Nếu website/blog của bạn mới thì những con số này sẽ thấp. Tuy nhiên, Bạn nên ghi lại những con số quá khứ và tìm cách cải thiện theo thời gian.

Có 2 cách để bạn cải thiện:

  • Thêm nhiều liên kết trong bài viết
  • Có những liên kết hấp dẫn bên cột tay phải hoặc tay trái của website.

 6. Khách trở lại wesbsite

Tỷ lệ khách quay trở lại website cao cũng là 1 thước đo để đánh giá website bạn có nội dung hấp dẫn. Nếu nội dung bạn tầm thường thì chắc chắn khách sẽ không quay trở lại và không cung cấp email cho bạn.

Bạn xem tại: Đối tượng -> hành vi -> Khách truy cập mới so với khách truy cập cũ

7. Tỷ lệ thoát: đồng nghĩa với việc bạn đang xua đuổi các khách hàng của mình

Tỷ lệ thoát là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google. Google muốn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Do đó, nếu có quá nhiều khách truy cập vào trang web của bạn lại nhấp vào nút quay lại và sau đó chọn một kết quả khác, thứ hạng của website bạn sẽ trở nên tồi tệ.

Tỷ lệ thoát có nghĩa là khi khách truy cập vào 1 trang; sau đó sẽ có hành động đóng nội dung đó lại ngay hoặc click vào nút quay trở lại kết quả tìm kiếm. Bạn cần nhìn vào tỷ lệ thoát trên từng trang để có cách kiểm soát chất lượng nội dung phù hợp.

8. Tốc độ tải trang

Tỷ lệ thoát chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố: Chất lượng nội dung và trang web tải quá chậm. Nếu trang web của bạn tải quá chậm thì khách truy cập sẽ không thể đọc được nội dung bạn cung cấp và họ sẽ tự rời bỏ website bạn. Đây là 1 lý do khiến tỷ lệ thoát cao và ảnh hưởng đến xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm.

Lý tưởng nhất là trang web bạn nên tải xuống khoảng 2 giây và tốt hơn nên dưới 2 giây.

Để kiểm tra tốc độ load của trang, bạn có thể sử dụng thay thế khác như GTmetrix hoặc Pingdom. Hoặc bạn có thể cài tools uptimerobot.com để theo dõi tộc độ tải.

8. Lập chỉ mục (index) website

Để Google (hoặc bất cứ công cụ tìm kiếm nào) hiểu được nội dung website bạn đang cung cấp thông tin gì thì hệ thống các công cụ tìm kiếm cần phải thu thập được thông tin từ website của bạn.

Bạn sẽ không cần đến việc làm cách nào để tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn hay tăng cường thêm backlink cho website nếu như website của bạn không được các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu.

Bạn có thể xem tình trạng lỗi thu thập dữ liệu bằng cách truy cập vào Web Master Tools -> Thu thập dữ liệu -> Lỗi thu thập dữ liệu

 

Hầu hết các website đều có lỗi trong việc thu thập dữ liệu, có website có hàng ngàn lỗi này. Việc sửa các lỗi này có thể ảnh hưởng đến vấn đề hiển thị kết quả trên công cụ tìm kiếm của website bạn. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi phần hạng mục thu thập thông tin này để tránh tình trạng những trang này mất index trên công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi số lượng trang được thu thập dữ liệu mỗi ngày và thời gian dành cho việc thu thập dữ liệu này. Nếu Google yêu thích website bạn thì nó sẽ thường xuyên thực hiện việc thu thập dữ liệu, việc này sẽ giúp cho nội dung bạn đăng lên website nhanh chóng được cập nhật (index) trên công cụ tìm kiếm.

Bạn cần phải chú ý đến số lượng trang được thu thập ngày càng tăng và thời gian tải về phải thấp (giảm) mới là các chỉ số được đánh giá tốt.

9. Liên kết bị gãy (404)

Liên kết gãy nghĩa là một liên kết đã bị xóa đi hoặc không tồn tại được đính kèm trong nội dung trên website của bạn, khi người dùng tiến hành truy cập vào những liên kết đó thì sẽ xảy ra một lỗi mà hầu như ở đây ai cũng biết: 404 NOT FOUND.

Trước nhất, bạn có thể hiểu rằng một người đang có hứng thú tìm đọc các nội dung trên website nhưng bỗng nhiên họ nhấp vào một liên kết mà họ cho rằng ở đó nó có thể cung cấp một số thông tin thêm mà họ đang cần. Nhưng thật không may là liên kết đó đã bị gãy và thông tin duy nhất mà họ nhận được là thông báo liên kết không tồn tại. Vậy nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì ngay lúc đó? Còn đối với mình thì khả năng mình out ra khỏi trang đó ngay lập tức và tìm một trang có nhiều nội dung hơn.

Hiện nay có một số công cụ miễn phí giúp bạn dễ dàng có thể kiểm tra các liên kết gãy có trong website của bạn. Cụ thể bạn có thể sử dụng:

  • Internet Marking Ninjas
  • LinkTiger
  • W3C Link Checker
  • Google Web Master Tools
  • Ahrefs

Trên đây là 1 số chỉ số đo lường để giúp bạn kiểm soát hiệu quả kết quả SEO. Tôi tin chắc rằng sẽ còn rất nhiều chỉ số khác, vui lòng cho chúng tôi ý kiến của bạn về các chỉ số này

E.FOCUS

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *