Thế nào là Natural Links?
Chúng ta hãy hiểu đơn giản rằng, Natural Links (Liên kết tự nhiên) là những liên kết được chia sẻ bởi những người dùng thông thường. Mà người dùng thông thường thì thường hay có các thói quen chia sẻ liên kết như sau:
– Chỉ copy URL trên thanh address sau đó paste vào nơi cần chia sẻ như các diễn dàn, mạng xã hội mà không làm các Anchor Text như SEOer vẫn thường hay làm. Lấy ví dụ: tôi là một người dùng bình thường và khi tham gia các diễn đàn hay mạng xã hội, có người hỏi về dịch vụ SEO, tôi biết được một dịch vụ SEO uy tín và tôi vào website đó để lấy đường dẫn chia sẻ thì tôi sẽ chia sẻ theo dạng là đường dẫn: https://www.efocus.vn/ thay vì dịch vụ SEO.
– Dĩ nhiên, vẫn có một số người dùng am hiểm về các tính năng của các website diễn đàn, họ sử dụng Anchor Text để bài viết gọn gàng và dễ nhìn hơn. Tuy nhiên, nếu như liên kết được chia sẻ theo dạng này thì các Anchor Text sẽ không cố định như những SEOer có từ và nhóm từ khóa được xác định rõ ràng.
Thế nào là Unnatural Links?
Nếu dịch sang tiếng Việt, Unnatural Links có nghĩa là những liên kết không tự nhiên hay các liên kết không bình thường. Tuy nhiên, vấn đề ta cần thảo luận ở đây là: liên kết như thế nào thì bị Google đánh giá là liên kết không bình thường? Để giải quyết vấn đề này chắc chắn không đơn giản như ta dịch cạm từ “Unnatural Links” từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Unnatural Links và Natural Links là những định nghĩa có phần khá mơ hồ từ Google. Do vậy, những quan điểm hay định nghĩa về Unnatural Links và Natural Links trong bài viết này sẽ mang tính cá nhân, cùng với kiến thức tham khảo từ các nguồn tài liệu và kinh nghiệm, góp ý của đồng nghiệp. Vào thời điểm viết bài này, chúng tôi không thể hệ thống hết được toàn bộ các vấn đề và các hình thức của Unnatural Links nhưng chúng tôi sẽ cập nhật thêm và đầy đủ nhất có thể khi khám phá được những điều mới trong quá trình làm việc.
Chúng ta có thể hiểu: Unnatural Links là những liên kết thiếu tự nhiên, không giống như những liên kết tự nhiên được chia sẻ bởi những người dùng thông thường. Các liên kết thiếu tự nhiên này thường có những điểm chung như sau:
– Lượng liên kết tăng đột biến trong một thời gian ngắn.
– Backlink từ các website có chất lượng kém (Pagerank, PA, DA không cao).
– Backlink từ các website có ngôn ngữ không tương đồng với website cần SEO.
– Phần lớn các liên kết đến một trang nào đó đều dùng chung một Anchor Text với từ khóa mà các webmaster hướng đến để làm SEO.
– Có nhiều liên kết đặt trên các website có nội dung hay chủ đề không phù hợp.
– Thường là các liên kết đến landing page mà các webmaster hướng đến cho việc làm SEO.
– Và các liên kết này có tính tương tác thấp, không hướng đến người dùng.
Các hình thức của Unnatural Links
Như đã nói ở trên, những hình thức tạo ra các liên kết thiếu tự nhiên được gọi là Unnatural Links. Vậy, Unnatural Links có những hình thức nào?
1. Trao đổi liên kết – Exchange Links
Mục đích chung của các SEOer là tăng thứ hạng website, họ thường hay trao đổi liên kết với nhau để tăng chỉ số Goolge PageRank và đẩy thứ hạng cho từ khóa nào đó. Với hình thức trao đổi liên kết, lượng backlinks của một website tham gia trao đổi liên kết sẽ bỗng dưng tăng lên một cách đột biến với số lượng nhiều trong một thời gian ngắn.
Các hình thức trao đổi liên kết phổ biến hiện nay là:
– Trao đổi 1 chiều
– Trao đổi 2 chiều
– Trao đổi chéo
Và hầu hết các hình thức này đều dẫn đến kết quả là một website sẽ có lượng liên kết tăng đột biến trong thời gian ngắn. Và điểm đặc biệt nữa là các website này đa phần đều dùng chung một Anchor Text.
Đến đây, có lẽ sẽ có một câu hỏi phản biện đại khái như: Vậy nếu như một SEOer thấy có một website nào đó hữu ích và đặt liên kết đến website đó nhằm để giới thiệu thêm thông tin hữu ích đến với người dùng của mình ở mục “Liên kết hữu ích” thì sao? Dưới đây là lời giải thích:
Thường thì các hình thức liên kết tự nhiên là những liên kết đến trang chủ thay vì liên kết đến các landing page như SEOer thường làm. Và một điều quan trọng cần lưu ý rằng, các website trao đổi liên kết với nhau vì mục đích tăng Google PageRank thường là thiếu tương thích về nội dung. Lấy ví dụ: một website về thời trang liên kết với website bán linh kiện điện tử, một website làm về nông sản liên kết với một website cung cấp các thông tin về công nghệ thông tin chẳng hạn,…
Các hình thức trao đổi liên kết thường được các SEOer đặt ở khu vực khuất, khó nhìn thấy, thường là dưới footer của các website. Vì vậy, những liên kết dạng này chẳng những không có độ liên quan mà người dùng còn khó thấy, khó đọc bởi vì có quá nhiều liên kết trong một khu vực hẹp. Từ đó dẫn đến việc các liên kết này có độ tương tác thấp (không hướng đến người dùng)
2. Mua liên kết – Paid Links
Đây cũng là hình thức tương tự như hình thức trao đổi liên kết, đây có thể xem tương tự như hình thức trao đổi liên kết một chiều. Tuy nhiên, hình thức này có lẽ chỉ đa phần là từ các website bán Text Links ở Việt Nam. Phần lớn các website bán Text Links ở nước ngoài bởi các dịch vụ bán Text Links chuyên nghiệp có hơi khác biệt đôi chút. Đó là khi bạn mua liên kết thì thường mỗi website chỉ đặt liên kết ở duy nhất một trang và đặt trên nhiều website.
Và như vậy, tất nhiên hình thức mua liên kết giống trao đổi liên kết một chiều cũng sẽ có hình thức bị phạt tương tự. Hình thức mua Text Links ở nước ngoài có lẽ sẽ khó khăn hơn đối với Google trong việc phát hiện mua Text Links. Nhưng nếu Google phát hiện ra được hệ thống website bán Text Links thì website của bạn cũng không tránh khỏi bị phạt.
Việc xử lý những website mua Text Links là điều mà Google luôn nổ lực để khắc phục trong nhiều năm qua.
3. Liên kết từ các Blog Network
Đây là một hình thức cũng rất khó phát hiện. Đã có khá nhiều doanh nghiệp làm SEO bằng hình thức tạo ra nhiều blog vệ tinh để viết bài rồi tăng lượng liên kết đến các website của mình. Ngoài ra, cũng có các doanh nghiệp thuê các blogger viết bài và đặt liên kết trong bài viết đến các website theo yêu cầu của mình.
Hình thức này không chỉ được xem là việc tạo ra những liên kết thiếu tự nhiên mà những nội dung trên các hệ thống blog này còn được liệt vào dạng nội dung farm, những nội dung kém chất lượng. Về nội dung farm và kém chất lượng thì Google cũng đã làm rất tốt với sự ra đời của thuật toán Google Panda.
Ngoài ra, vừa rồi, nếu bạn thường xuyên cập nhật các thông tin về SEO có lẽ cũng biết thông tin về Google xử phạt một số hệ thống Blog Network tạo ra nhiều nội dung kém chất lượng.