Hình phạt Google đã không còn là khái niệm mới đối với các SEOer hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn được xem là mối quan tâm đặc biệt trong nhiều năm qua.
Đối với các website, hình phạt Google như một “cơn ác mộng” đáng sợ. Bởi khi đó tất cả lượng truy cập tìm kiếm, vị trí từ khóa website sẽ bị xóa sổ trong một đêm, website tê liệt hoàn toàn. Điều này kéo theo khách hàng, doanh thu kinh doanh bị ảnh hưởng rõ rệt.
Google từng đưa ra thông báo có khoảng 400 hình phạt thủ công mỗi tháng được áp dụng trên các thuật toán. Nhưng các khái niệm hình phạt này dường như khá mơ hồ và chỉ gói gọn trong một khái niệm đó là Google Penalty.
Google Penalty là gì ?
Đúng như nghĩa đen của nó, website bạn sẽ chịu một cú phạt đền như trong bóng đá được thực hiện bởi Google nếu website bạn vi phạm các chính sách điều khoản mà Google đưa ra.
Nếu phải chịu cú đá phạt đền này thì website bạn sẽ có những dấu hiệu như: truy cập mất đột ngột và giảm mạnh, các nguồn tìm kiếm tự nhiên liên quan đến website hầu như không có, kéo theo số lượng index và tỉ lệ crawl giảm đi rõ rệt trong công cụ webmaster tool, page rank website bị giảm đi.
Nguyên nhân khiến website bị phạt?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến website bị phạt bởi Google Penatly nhưng đa phần do các nguyên nhân sau:
- Tối ưu hóa website kém, không thân thiện với người dùng và Google.
- Spam link, xây dựng liên kết kém chất lượng, traffic ảo.
- Sử dụng các hình thức SEO mũ đen.
Quay lại chủ đề bài viết hôm nay, E.FOCUS sẽ hướng dẫn cho các bạn từng bước khắc phục website bị phạt bởi Google Penatly.
Chúng ta hãy bắt đầu.
Bước 1: Xác định hình phạt Google
Thách thức đầu tiên là bạn phải xác định được nguyên nhân khiến website của mình bị phạt bởi Google. Tuy nhiên, khi website giảm lượt truy cập đột ngột không có nghĩa là website bạn đã bị phạt. Trong nhiều trường hợp nguồn truy cập giảm là do các vấn đề kỹ thuật:
- Vấn đề ảnh hưởng máy chủ, server .
- Truy cập sự điều phối trong file Robots.
- Ảnh hưởng vấn đề crawl website của Google
- Website chuyển hướng người dùng không đúng.
Ngoài ra truy cập giảm có thể do những nguyên nhân khác tác động như thay đổi thuật toán, thay đổi cách bố trí bảng kết quả tìm kiếm trên Google hay vấn đề người dùng, ảnh hưởng tốc độ Internet ….
Nếu website bạn có những dấu hiệu rõ ràng như ở trên thì bạn không nên khẳng định website mình bị phạt bởi Google Penalty. Mặc dù hình phạt Google cũng không thật sự rõ ràng và chính xác, nhưng SEOer dựa vào kinh nghiệm có thể dự đoán có 2 loại hình phạt chính:
Penatly loại #1: Điểm chất lượng
Google dựa vào các điểm chất lượng website để đánh giá. Thông qua các tiêu chuẩn Google áp dụng cho các website, Google sẽ đánh giá theo khả năng vi phạm các điều khoản, luật lệ mà họ đề ra.
Nếu website của bạn có dấu hiệu này thì bạn sẽ nhận hình phạt ngay lập tức từ Google. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là nếu bạn nhận hình phạt này, Google sẽ gửi thông báo minh bạch lý do khiến website bạn bị phạt.
Để kiểm tra hình phạt này bạn vào Google Search Console ( công cụ Websmaster tools trước đây). Bạn click vào tất cả tin nhắn (All Messages) hay click vào tin nhắn mà công cụ này gửi tới trên bất cứ trình duyệt nào.
Ngoài ra bạn có thể vào Lưu lượng tìm kiếm (Search Traffic) -> Tác vụ thủ công (Manual Actions) trong Menu bên phải. Bạn có thể thấy hình phạt nó thế này:
Hình thức phạt dựa vào điểm chất lượng của Goolge khá đa dạng. Chẳng hạn như : liên kết không tự nhiên, spam link, sử dụng liên kết ẩn, nhồi nhét từ khóa … Trong thông báo gửi đến bạn, Google sẽ chỉ rõ cách thức website đã vị phạm. Bạn chỉ cần dựa vào điều này mà tiến hành sữa lỗi cho webiste của mình.
Nếu kết quả kiểm tra trả về : “Không tìm thấy hành động webspam thủ công nào” nghĩa là website bạn không chịu tác động bởi các nguyên nhân hình phạt này.
Penatly loại #2: Thuật toán
Sau khi nhận thấy các dấu hiệu website đang bị ảnh hưởng bởi hình phạt của Google nhưng bạn không tìm được thông báo nào trong Google Search Console, có thể website bạn nhận hình phạt Google Penalty bởi thuật toán Google.
Về cơ bản, Google áp dụng các thuật toán nhằm đánh giá và xếp hạng các website trên kết quả tìm kiếm. Do đó website bạn vi phạm các điều luật thì sẽ bị các thuật toán sẽ gây cản trở và loại bỏ website bạn trên kết quả tìm kiếm.
Khác với Penalty #1 thì hình phạt này bạn không nhận được thông báo nào rõ ràng. Bạn sẽ gặp một chút khó khăn để xác định nguyên nhân khiến website bị Google phạt.
Để xác định nguyên nhân thuật toán gây ảnh hưởng đến website của bạn thì bạn cần phải xác định ngày website bị phạt ( giảm traffic đột ngột) với ngày mà Google cập nhật thuật toán có trùng khớp với nhau hay không?.
Nếu bạn thường xuyên cập nhật tin tức SEO thì khá dễ dàng xác định thuật toán nào đã ảnh hưởng đến website của mình vì Google thường đưa ra lịch cập nhật cụ thể. Còn nếu bạn không biết bạn vẫn có thể tìm ra nó.
Bước đầu tiên bạn phải kiểm tra website thông qua các công cụ của Google là Google Analytis và Google Search Console.
- Google Analytis: Xác định traffic webisite.
- Google Search Console: Các vấn đề tình trạng website, lập chỉ mục.
Đối với Google Analytis, khi bạn chọn xem lượng truy cập trong khoảng thời gian dài thì bạn khá dễ dàng xác định ngày website bị ảnh hưởng bởi thuật toán.
Nếu kiểm tra vấn đề lập chỉ mục, bạn truy cập Google Search Console > Lập chỉ mục Google (Google Index) -> Trạng Thái Chỉ Mục (Index Status). Bạn chọn tag Nâng Cao (Advenced) và xác định ngày xảy ra.
Sau khi xác định chính xác ngày website bị ảnh hưởng của thuật toán. Bạn tiếp tục kiểm tra lịch cập nhật của Google. Bạn có thể truy cập: https://moz.com/google-algorithm-change để xem lịch.
Xác định ngày cập nhật thuật toán của Google với ngày website bạn bị ảnh hưởng có tương quan với nhau hay không?. Lúc đó bạn có thể xác nhận website bị phạt bởi thuật toán nào của Google.
Tuy nhiên nếu chưa chắc chắn bạn có thể sử công cụ sau: http://panguintool.barracuda-digital.co.uk/auth/login .
Để sử dụng công cụ này bạn cần đăng nhập tài khoản Gmail quản trị Google Analytis, check vào website đang bị ảnh hưởng, công cụ sẽ cho bạn biểu đồ hiển thị tác động thuật toán trên website của mình.
Bạn dễ dàng xác định thuật toán nào đã ảnh hưởng đến website của bạn.
Mỗi thuật toán nhắm đến một loại hành vi website vi phạm điều lệ khác nhau. Vì vậy, nếu bạn hiểu được các thuật toán đang ảnh hưởng đến bạn, bạn sẽ nắm được những lỗi mà webiste vi phạm mà bạn sẽ cần phải sửa chữa.
Bước 2: Hiểu hình phạt Google
Bây giờ, tôi sẽ liệt kê tất cả các hình phạt phổ biến nhất của Google mà có thể ảnh hưởng đến các trang web. Lưu ý: sẽ có các hình thức khác Google sẽ cập nhật liên tục.
Hãy bắt đầu với những hình phạt phổ biến nhất
1. Liên kết không tự nhiên
Google dựa vào các liên kết website khác trỏ về website của bạn (Backlink) là thước đo chất lượng trong thuật toán xếp hạng của mình. Liên kết tự nhiên còn là khái niệm khá mơ hồ đối với các SEOer hiện nay. Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong bài viết chi tiết lần sau.
Trở lại với hình phạt liên kết tự nhiên, Google chia làm 2 loại:
– Loại 1: “Unnatural links to your site—impacts links” : Liên kết không tự nhiên – tác động của liên kết. Hình thức thao tác thủ công này không thực sự là một hình phạt Google, nếu Google nhận thấy một số liên kết trên website bạn không tự nhiên, Google sẽ cung cấp cho bạn thông báo này.
– Loại 2: “Unnatural links to your site” liên kết không tự nhiên trên website của bạn. Điều này là một ảnh hưởng xấu, Google có thể áp dụng hình phạt ngay nếu website bạn nhận được thông báo này.
Với 2 hình thức phạt này bạn cần ngay lập tức xem xét lại các backlink hệ thống website để tiến hành xóa hoặc từ chối các liên kết được xem là không tự nhiên.
2. Trùng lặp nội dung:
Mục tiêu chính của Google là cung cấp các kết quả tốt nhất cho người dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ. Nếu trang đầu tiên trong truy vấn tìm kiếm mà trả về kết quả không tốt hay trùng lặp, thì hiển nhiên người dùng sẽ cảm thấythất vọng.
Sự trải nghiệm không tốt của người dùng sẽ là điều tối kị đối với Google. Do đó công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới này đang cố gắng giảm bớt các kết quả tìm kiếm có nội dung không tốt, trùng lặp lẫn nhau trên các kết quả tìm kiếm.
Vì vậy việc xây dựng website có nội dung trùng lặp lớn cũng là nguyên nhân khiến website bạn phải nhận một hình phạt, thông thường mức ảnh hưởng khoảng từ 5 -> 50% ( tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề)
3. Spam
Spam là hình thức dễ bị Google phạt và hay mắc phải của các SEOer hiện nay. Đối với Spam Google chia ra nhiều hình phạt khác nhau:
- Pure Spam: gọi là spam thuần túy, việc áp dụng các thủ thuật spam tinh vi, che giấu nội dung, văn bản vô nghĩa tạo ra tự động từ các trang web.
- User-generated spam: spam do người dụng tạo ra. Nội dung liên kết từ các diễn đàn, tiểu sử người dùng, blog cá nhân.
- Spammy freehosts: nhà cung cấp DNS động và máy chủ lưu trữ miễn phí gây phần nội dung, liên kết số lượng lớn gây ra spam.
Đó là những hành động phổ biến nhất có thể dẫn tới việc website phải chịu hình phạt của Google.
Bây giờ, chúng ta hãy đi vào các hình phạt bởi thuật toán, loại hình phạt gây ra rắc rối rất lớn cho các SEOer hiện nay.
3.1. Thuật toán Google Panda:
Thuật toán Google Panda được cập nhật đầu tiên vào năm 2010, nó tác động rất lớn đến kết quả tìm kiếm. Kể từ đó nhiều phiên bản Google Panda được cập nhật trở nên hoàn thiện và thông minh.
Bạn cũng biết Google giữ các thuật toán rất bí mật. Đối với Panda, các SEOer cho rằng đó là một thuật toán mà sự đánh giá tập trung vào quá trình tối ưu hóa website. Panda có “nhiệm vụ” ngăn chặn quá trình tối ưu hóa website không thân thiện với Google và có nội dung không chất lượng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Đối với vấn đề nội dung có chất lượng thấp, Google đưa ra danh sách 20 câu hỏi mở nhằm giúp bạn xác định.
Google Panda thực sự gây bất lợi cho các trang web bởi một loạt các lý do sau:
- Nội dung văn bản có chất lượng kém
- Nội dung quá ngắn, không có giá trị về mặt trải nghiệm người dùng
- Nội dung trùng lặp đáng kể
- Nội dung có giá trị ảo
Hình phạt Google Panda cũng có thể khá nặng. Một số trang web hầu như bị mất tất cả các lưu lượng truy cập tìm kiếm tìm kiếm chỉ trong một đêm.
Google đã được cấp bằng sáng chế cho Panda vào năm 2014. Nó tạo ra một yếu tố thay đổi toàn bộ trang web dựa trên các yếu tố chất lượng (được liệt kê ở trên), liên kết nội bộ, và tìm kiếm thương hiệu.
Nếu một trang web không đáp ứng được một số điểm nhất định, các yếu tố thay đổi được áp dụng cho toàn bộ trang web. Đây là lý do tại sao toàn bộ trang web có thể bị ảnh hưởng ngay cả khi chỉ có một số nhỏ các trang chất lượng thấp.
3.2. Thuật toán Google Penguin:
Hình phạt thuật toán mà Google áp dụng ngoài Google Panda là Google Penguin. Phiên bản đầu tiên của thuật toán Google Penguin được phát hành vào năm 2012, ảnh hưởng đến hơn 3% của các truy vấn (rất lớn).
Đây là hình phạt thật sự khó khăn nếu website chịu tác động của thuật toán này:
Không giống Google Panda đánh giá quá trình tối ưu hóa site. Google Penguin chủ yếu là đánh giá quá trình xây dựng backlink của một trang web.
Có nhiều hình thức xây dựng liên kết khiến website có thể bị ảnh hưởng bởi thuật toán Google Penguin. Sau đây một số tiềm năng chính có thể gây ra:
– Tốc độ xây dựng liên kết: quá trình xây dựng liên kết tự nhiên nên được xây dựng tăng đều theo thời gian. Sự đốt cháy giai đoạn, spam nhằm tăng đột ngột backlink khiến website có thể bị phạt bởi thuật toán này.
– Chất lượng liên kết: chất lượng backlink đóng vai trò vô cùng lớn trong quá trình xây dựng backlink website. Nếu số lượng backlink có chất lượng thấp sẽ khiến website bị ảnh hưởng nếu có số lượng quá nhiều.
– Đa dạng anchor text liên kết: khi xây dựng backlink bạn cần đa dạng anchor text để hình thành các backlink tự nhiên. Tránh các yếu tố spam mà trong điều lệ mà Google đưa ra.
Panda và Penguin là hai thuật toán phổ biến nhất gây ra các hình phạt từ Google. Nhưng hai thuật toán không phải duy nhất được phát hành. Google phát hành hơn 500 bản thuật toán mỗi năm; một số chỉ để áp dụng một khía cạnh nào đó nhằm giúp các webmaster hoàn thiện website mình hơn.
Một số thuật toán khác của Google:
- Thuật toán Pigeon: thay đổi các yếu tố xếp hạng website ở kết quả local.
- Thuật toán Payday: nhắm tới mục tiêu truy vấn spam.
- Thuật toán Mobile Friendly ( Mobilegeddon): tập trung vào vấn đề tối ưu hóa website trên các thiết bị di động.
Bước 3: Xác định và tiến hành sửa các lỗi có liên quan
Đây là bước quan trọng để bạn phôi phục lại website sau khi nhận hình phạt của Google. Bạn cần bình tĩnh và xem xét lại các tiêu chuẩn tối ưu hóa website, nhật ký đi link, các nguồn và tài nguyên bạn sử dụng để xây dựng mô hình liên kết.
1. Sửa các liên kết không tự nhiên
Tiến hành sửa các liên kết được xem là không tự nhiên trong tổng số liên kết backlink trỏ về website thật sự là khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhưng nó cần phải được thực hiện.
Bước đầu tiên, bạn phải có được toàn bộ danh sách các liên kết trỏ đến website của bạn. Bạn có thể xem trong mục “Các liên kết tới trang web của bạn” trong công cụ Google Search Console hay bạn có thể sử dụng tốn phí như Ahrefs, Majestic nếu bạn muốn toàn bộ danh sách đầy đủ và chi tiết. Điều này thật sự quan trọng bạn cần đầy đủ danh sách backlink website của bạn để tiến hành sàng lọc và loại bỏ các liên kết không tự nhiên.
Trong công cụ Ahrefs, bạn click vào Inbound Links. Công cụ này sẽ cho bạn danh sách toàn bộ liên kết, bạn có thể tải danh sách này về dưới dạng file CSV.
Bây giờ, bạn cần phải tìm ra liên kết nào không tự nhiên. Vấn đề, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn mới có thể lọc được nếu website có vài trăm ngàn backlink trở lên. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng một vài công cụ để hỗ trợ như sau:
– http://www.linkdetox.com/
– https://kerboo.com/
– http://linkquidator.com/
Các công cụ này thường có hình thức sử dụng tương tự nhau. Bạn chỉ cần nhập tên miền website hay tải file danh sách backlink của bạn lên công cụ.
Tuy nhiên phí sử dụng công cụ này không hề rẻ, nhưng so với hậu quả website bạn để lại thì nó thật sự có giá trị về chi phí.
Mặc dù những công cụ này có thể bắt được rõ ràng và liệt kê các liên kết xấu hay tốt của website, nhưng chúng không hoàn toàn chính xác 100%. Do đó tất cả các liên kết xấu được liệt kê bạn cần kiểm tra lại mọi thứ bằng tay để hạn chế số lượng backlink mà bạn cần phải sửa.
Một liên kết tự nhiên được xem là dễ dàng phát hiện là xấu khi các liên kết này:
- Url không được thân thiện với Google: url động, phân cấp quá nhiều, chứa các ký tự đặc biệt mà Google khó khăn trong quá trình lập chỉ mục.
- Profile diễn đàn: bị spam bởi các liên kết chèn chữ ký, spam backlink trong inbox forum.
- Blog comment: Các backlink là các anchort text từ các blog comment. Google hầu như loại bỏ hình thức backlink này.
- Nội dung: nội dung bài viết chứa liên kết không tốt, nội dung không rõ ràng, chứa các văn hóa đồi trụy, nhạy cảm.
- Nguồn Backlink: Backlink từ các trang website chung chung không cùng chủ đề và nội dung liên quan đến chủ đề website mà bạn đang triển khai SEO.
Khi xác định được các liên kết không tự nhiên, bạn tiến hành đánh dấu và liệt kê chúng thành một danh sách. Nếu bạn có quyền kiểm tra các liên kết xấu này thì bạn cần loại bỏ nó ngay. Còn không bạn nên cố gắng liên hệ với các quản trị website là chủ sở hữu những nguồn có backlink không tốt trỏ về để nhờ họ xóa các liên kết này.
Bước thứ 2, bạn tiến hành thao tác thông báo danh sách các liên kết mà bạn từ chối với công cụ Google. File disavow bạn gửi cho Google định dạng kiểu text (.txt) và cấu hình file cũng khá đơn giản:
#Page Spam
http://domain.com/page-muốn-chặn-1/
http://domain.com/page-muốn-chặn-2/
http://domain.com/page-muốn-chặn-3/
http://domain.com/page-muốn-chặn-4/
#Article Spam (Chặn cả domain vi phạm) domain:domain.com
Sau đó bạn chỉ cần tải file lên công cụ disavow của Google: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main
2. Cải thiện nội dung
Nếu trang website bạn có nội dung từ 300 – 500 từ mà không mang lại giá trị. Lúc đó bạn có 2 sự lựa chọn:
- Viết thêm vào nội dung cũ tăng tính giá trị, hấp dẫn người dùng
- Xóa nội dung này đi
Sự chọn lựa này phụ thuộc vào bạn.
Bên cạnh đó bạn cần sử lỗi trùng lặp nội dung trong website của bạn. Bạn truy cập Google Search Console -> Giao diện tìm kiếm (Search appearance) -> Cải tiến HTML (HTML improvements) thì bạn sẽ thấy chúng.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng công cụ sau để kiểm tra vấn đề trùng lặp nội dung trên website: http://www.siteliner.com/. Nhập vào tên miền, công cụ sẽ kiểm tra và cho thống kê tỉ lệ trùng lặp nội dung website dưới dạng phần trăm.
Lưu ý: phiên bản miễn phí của công cụ này chỉ kiểm tra được 250 Url nên các website lớn có số lượng page nhiều cần nâng cấp phiên bản sử dụng.
3. Khắc phục Google Panda Penatly
Cả Panda và Penguin đều là thuật toán Google, do đó việc áp dụng các hình thức khắc phục website sau khi bị phạt khá giống nhau.
Đối với hình phạt bởi thuật toán Panda, bạn có nhiều sự lựa chọn các hình thức khắc phục. Dưới đây là những yếu tố cơ bản mà hầu hết bạn phải thực hiện:
- Cải thiện tối ưu hóa tổng thể toàn bộ website ( giao diện, url, tốc độ load website ….)
- Khắc phục và cải thiện vấn đề nội dung
- Mô tả các thẻ meta cho từng page, không xảy ra sự trùng lặp.
- Giảm bớt các hình thức SEO xấu, kỹ thuật ẩn trong quá trình tối ưu hóa.
4. Khắc phục Google Penguin Penatly
Đầu tiên bạn phải làm là loại bỏ các liên kết không tự nhiên một cách triệt để. Tiến hành xây dựng các liên kết chất lượng cao và tự nhiên.
Bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Bạn nên loại bỏ khái niệm Spam trong quá trình xây dựng backlink của mình.
- Xây dựng các Blog vệ tinh chất lượng
- Tập trung xây dựng backlink chất lượng đúng chủ đề website.
- Chọn lọc các kênh, forum chất lượng để xây dựng backlink.
- Luôn luôn kiểm soát tình trạng và tần suất backlink khi trỏ về website.
Bước 4: Yêu cầu Google xem xét lại
Nếu website bạn nhận hình phạt từ Google với thông báo spam thủ công thì bạn nên gửi yêu cầu Google xem xét lại website của mình.
Khi gửi yêu cầu Google xem xét và đánh giá lại website của bạn. Nếu họ không nhận thấy bạn vi phạm, hành động áp dụng hình phạt đối với website của bạn sẽ bị gỡ bỏ.
Bạn cần phải dành chút thời gian để điền vào yêu cầu của bạn một cách chính xác. Một phần lớn các yêu cầu bị từ chối nếu nội dung mô tả không rõ ràng và đôi khi bạn phải mất nhiều thời gian để Google có thể xem xét yêu cầu của bạn.
Part #1: Khắc phục tất cả các vấn đề
Tại thời điểm này, bạn đã biết lý do tại sao website bạn đã bị trừng phạt và biết những gì bạn cần phải làm gì để khắc phục các vấn đề này?
Bước tiếp theo bạn nên hoàn thành sửa lỗi các vấn đề để Google ghi nhận lại sự thay đổi và tiến bộ website của bạn.
Part #2: Tại sao nó lại xảy ra ?
Nếu có thể, bạn nên giải thích trong nội dung xem xét những lý do khiến website xảy ra các vấn đề vị phạm đến điều luật Google.
Part #3: Bạn đã khắc phục nó như thế nào ?
Hãy giải thích bạn khắc phục các vấn đề một cách tình tự và khoa học. Google thật sự muốn thấy bạn đã thực sự cố gắng để sửa lỗi các vấn đề chính mình gây ra.
Một điều quan trọng bạn nên gửi một tài liệu chứng minh những nỗ lực khắc phục website của bạn. Trong khi bạn không thể đính kèm một tập tin vào yêu cầu, bạn có thể gửi gồm một liên kết Doc Google hoặc liên kết tập tin trực tuyến khác cho Google.
Part #4: Ngăn chặn hình phạt xảy ra lần nữa ?
Phần cuối cùng rất quan trọng mà bạn cần gửi cho Google đó lànhững gì bạn đã học được sau khi trải qua hình thức phạt của Google và cam kết việc này sẽ không xảy ra trong tương lai.
Bước 5: Không nên bị trừng phạt một lần nữa …
Để không bị nhận một hình phạt nào cũng bạn nên thực hiện các yếu tố sau đây:
- Thực hiện việc kiểm tra website thường xuyên như tình trạng website, các backlink … để bạn dễ dàng khắc phục một cách nhanh chóng.
- Kiểm tra thông báo thường xuyên trong Google Search Console.
- Kiểm tra nội dung trùng lặp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sở hữu một trang web cho phép người dùng có khả năng tự tạo ra nội dung.
- Không Spam, không sử dụng các hình thức SEO xấu, kỹ thuật blackhat
Đôi khi hình phạt là vấn đề ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng việc thực hiện kiểm tra và quản lý website của mình thường xuyên vài tuần một lần, hoặc vài tháng một lần có thể giúp bạn sớm phát hiện ra các vấn đề đang vướng mắc trước khi chúng bị Google phát hiện và dẫn đến một hình phạt.
Tổng Kết
Hình phạt là một phần của SEO và bất kỳ website nào cũng có thể bị phạt bởi Google. Bạn không chỉ cần hiểu hình phạt Google gồm những gì, cách xác định chính xách hình phạt ra sao mà còn phải biết làm thế nào để khắc phục chúng và lên kế hoạch phát triển website tối ưu hơn.
Nếu bạn là một SEOer, kiến thức này không chỉ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc, mà còn là một vũ khí sắc bén giúp bạn kiểm soát và hoàn thành tốt công việc của mình.
Còn nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng các bước khắc phục Google Penatly cho website của mình khi đang bị Google phạt.
Chúc bạn thành công !
E.FOCUS