Nếu một ngày nào đó, bạn phát hiện website gặp một số vấn đề. Bạn không biết có phải web bị google phạt hay không? Đây là lúc bạn nên kiểm tra trang web ngay! Bài viết dưới đây SEOViP sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra website cũng như gợi ý bạn những hướng giải quyết đúng đắn khi website bị Google phạt.
Định nghĩa Google Penalty
Google penalty (hình phạt của Google) có thể khiến toàn bộ hoặc một phần website :
- Bay ra khỏi bảng tìm kiếm của Google
- Rớt hạng đột ngột trên SERPs
Lý do gì khiến Google phạt bạn?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Content trùng lặp
Content trùng lặp quá nhiều cũng dẫn đến website của bạn bị Google phạt.
Để tránh các vấn đề này, bạn cần kiểm tra tất cả nội dung bằng một số công cụ kiểm tra đạo văn. Vì Google chỉ cho phép website của bạn có tối đa 10% nội dung giống với tổng thể trang web.
Spam
Đây cũng là một trong những lý do phổ biến nhất cho các hình phạt sau khi thuật toán Penguin và Payday Loan được update.
Tốc độ tải trang web
Trang web tải chậm trong thời gian dài có thể làm giảm thứ hạng website và khiến website bạn dính phải hình phạt thuật toán.
Có thể Dùng PageSpeed Insights của Google để nhanh chóng kiểm tra tốc độ tải trang.
Kỹ thuật Black hat
Đây là các hình thức che giấu nội dung cũng như điều hướng bắt buộc người dùng đến một trang bạn mong muốn. Có nghĩa là bạn không hiển thị đầy đủ content thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng. Với thuật toán của Google, sẽ phát hiện và phạt trang web của bạn.
Các yếu tố khác
- Cấu trúc website không đúng
- Hacker tấn công website
- …
Cách nhận biết nếu website bạn đang gặp rắc rối
#1. Liên kết không tự nhiên trỏ đến website
Nếu bạn dùng hình thức mua link, trao đổi link, guest posting link,..vào các comment, gửi website đến hàng ngàn thư mục spam khác, …thì gần như bạn sẽ bị án phạt thủ công của Google.
Vậy làm điều gì có thể phục hồi?
Yêu cầu Google Search Console loại bỏ các link (hoặc để nofollow chúng), ghi lại những nỗ lực của bạn. Hãy sử dụng công cụ disavow link để yêu cầu Google không tính đến các liên kết đó và gửi yêu cầu xem xét lại.
#2. Liên kết không tự nhiên trỏ từ website của bạn đến website khác
Nếu bạn đã từng bán các link hoặc có nhiều link trong các trang của bạn trỏ đến các trang web khác. Sau đó xóa các link đó (hoặc để nofollow chúng) và gửi yêu cầu xem xét lại.
#3. Thin content
Nếu website có nhiều trang chứa thin content (có ít hoặc không có content) thì bạn nên xóa hoặc gộp các trang lại với nhau.
>>> Thuật toán Penguin: Xóa bỏ liên kết hay chỉ cần từ chối (Disavow) liên kết
#4. Trùng lặp Content
Google không thích nội dung không phải là duy nhất. Vì vậy, hãy chú trọng về nội dung hơn, hạn chế sự trùng lặp diễn ra.
Cách kiểm tra website đơn giản – hiệu quả
Tham khảo ngay các cách kiểm tra website chuẩn dựa trên các yếu tố sau:
#1. Traffic
Nhận thấy traffic website của mình giảm đột ngột, bạn cần check lại xem có bản cập nhật nào được đưa ra tại thời điểm đó không.
Đây cũng là một dấu hiệu dễ thấy dự đoán website của bạn có thể bị Google để ý rồi đấy.
#2. Kiểm tra tên miền trên Google
Gõ tên miền của bạn trên Google để xem liệu nó có xuất hiện 1 trong 10 kết quả hàng đầu không. (không kèm phần TLD – Top level domain)
- Nếu có, quá OK.
- Nếu không, 90% có thể website của bạn bị Google phạt.
Ngoài ra, nếu bạn gõ tên domain và từ khóa chính trên công cụ tìm kiếm. Và một số trang không hiển thị thì có thể bạn đã dính phải án phạt một phần của Google.
Chẳng hạn, khi gõ “dịch vụ seo SEOViP“, hoặc dịch vụ seo top google nếu không xuất hiện website của bạn trong top 10 tìm kiếm thì án phạt một phần đang chờ bạn.
#3. Kiểm tra hosting
Bạn nên kiểm tra hosting hết hạn hay chưa trước khi quá muộn và đừng quên Kiểm tra dung lượng hosting. Việc hosting bị đầy dung lượng có thể gây ra những vấn đề như website chậm chạp, thậm chí là ngưng hoạt động.
#4 Check file robots.txt
Hãy xem lại file robots.txt của mình xem có bị lỗi hay chặn Google index URLs của mình không?
Nếu bạn đang chặn Google index trang thì chỉ cần gỡ ra là được.
#5 Check lại blacklist
Đôi khi Google cũng nhầm lẫn khi lọc website của bạn vào danh sách blacklist (website không an toàn). Do vậy, bạn nên xem lại vấn đề này.
#7. Kiểm tra Google PageRank
Pagerank giảm đột ngột cũng là một dấu hiệu đáng ngờ cho thấy website bạn đang bị Google Penalty.
#8. Kiểm tra các link của website
Nếu 1 trang web bị phạt thì có khả năng rất dễ kéo theo các trang khác cũng bị phạt tương tự.
Do vậy, hãy kiểm tra xem website của mình có bất kỳ link từ bên ngoài trỏ về hay link từ website mình trỏ đến bị Google phạt hay không.
Các giải pháp để tránh bị Google phạt và khôi phục trang web của bạn
Dưới đây là một số mẹo để tránh các hình phạt của Google:
- Hãy thường xuyên kiểm tra tất cả các link và content của trang web bạn.
- Cập nhật liên tục update của Google ảnh hưởng đến SEO để điều chỉnh khi cần.
- Giữ an toàn cho trang web
- Chọn một hosting website thích hợp
- Thúc đẩy website và content thông qua SEO white hat
- Nếu bạn bị phạt, hãy sửa tất cả các vấn đề và gửi yêu cầu xem xét lại
- Đăng nội dung chất lượng cao, co giá trị.
- Tuân thủ tất cả các nguyên tắc quản trị trang web của google
Trên đây là những thông tin về cách kiểm tra website có bị google phạt hay không cùng với các kiến thức liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn tránh được sự để ý tiêu cực của google và giúp web có thứ hạng cao hơn.
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SEOVIP
- Liên hệ: 0934 52 6656 – 0971 72 6656
- Mail: info@seovip.vn
- Địa chỉ: Tầng 3, 91 Lê Hồng Phong, Đà Nẵng
- Website: seovip.vn
>>> Tại sao Link Building không còn là tương lai của SEO ?