I. Tạo tài liệu ghi chú kế hoạch Content Marketing
Trong chương này, bạn sẽ phải biết cách đưa ra những quyết định, những phương án về cách mà bạn cấu trúc và và quản lý kế hoạch content marketing. Và để lưu giữ lại những quyết định đó, bạn cần ghi chúng ra (một file Excel) theo một cách đơn giản nhưng chuyên nghiệp.
Bước 1: Tạo một file Excel mới
– Bạn hãy tạo một file Excel rồi đặt tên là Content Plan [year] hoặc Kế hoạch nội dung [year] với [year] là năm hiện tại. Bạn sẽ cập nhật thông tin này vào mỗi năm. Ví dụ: Content Plan 2015, Kế hoạc nội dung 2015,…
– Đặt tên cho tab đầu tiên là “Strategic Plan” (“Chiến lược”)
Bước 2: Tại hàng đầu tiên (ô A1), bạn gõ vào “Channel Plan” (“Kênh”)
Bước 3: Tại hàng số 2, bạn gõ vào tiêu đề cho từng cột như sau:
Cột A: “Content Types”
Cột B: “Channel”
Cột C: “Objective”
Cột D: “Structure”
Cột E: “Frequency”
Cột F: “Tone”
Cột G: “Desired Action”
Cột H: “URL”
Bước 4: Tạo viền (borders) cho 7 hàng bên dưới các tiêu đề cột
Bạn chọn khối từ ô A3 đến ô H9 rồi tạo viền.
Bước 5: Tạo bảng cho các thông điệp quan trọng
Bây giờ, chúng ta sẽ tạo thêm một bảng với tên gọi “Core Message” bên dưới bảng “Channel Plan” đã tạo ở trên.
– Tại ô A11, gõ vào “Core Message”
– Tại ô B12, tạo heading “Message/Topic”
– Tại ô C12, tạo tiếp heading “Summary/Keywords”
– Tại ô A13, gõ vào “Target Audience”
– Tại ô A14, gõ vào “Mission Statement”
– Tại ô A15, gõ vào “Core Message or Question”
– Tại ô A16, gõ vào “Secondary Messages”
– Cuối cùng, đánh số đánh số từ 1 đến 7 cho 7 ô bên dưới (từ A17 đến A23)
Bước 6: Tạo bảng để ghi chép và theo dõi các mục tiêu kinh doanh
– Tại ô A25, gõ vào “Business Objectives”
– Hàng 26, tạo heading cho các cột theo thứ tự như sau:
Column A: “Business Objectives”
Column B: “Business Impact”
Column C: “Benchmark”
Column D: “1st Quarter Results”
Column E: “2nd Quarter Results”
Column F: “3rd Quarter Results”
Column G: “4th Quarter Results”
– Dùng công cụ Borders để tạo bảng với 5 hàng từ hàng 27 đến 31
Xong, bạn đã có cho mình file Excel để hoạch định chiến lược Content Marketing.
II. Mục tiêu
Khi lên kế hoạch, điều quan trọng nhất là xác định những gì bạn muốn đạt được trước khi bạn muốn thực hiện nó như thế nào. Vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu với mục tiêu của Content marketing.
Content Marketing cũng giống như tất cả những chiến lược marketing khác, bạn cần kiểm tra những ý tưởng của mình. Bạn có thể dễ dàng thay đổi ý tưởng đó nếu cho rằng chúng không mang lại những kết quả tích cực. Bạn hãy lên kế hoạch và gắn bó với nó từ 3 đến 6 tháng để có những kết quả đúng đắn về kết quả đạt được.
Bước 1: Bạn sẽ sử dụng Content Marketing để phát triển doanh nghiệp của mình như thế nào?
– Khảo sát: tạo nên một leader để giảm sát nhân viên bán hàng và đội ngũ tiếp thị.
– Bán hàng: giúp đội ngũ bán hàng đạt hiệu quả cao hơn và nhanh hơn.
– Marketing: sinh lời từ các sản phẩm bán được của bạn.
– PR: Xây dựng và phát triển giá trị thương hiệu của bạn.
– Cộng đồng: xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người đang tương tác với thương hiệu của bạn thông qua mạng xã hội.
– Hộ trợ khách hàng: giúp khách hàng tận dụng được tối đa giá trị của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.
– Tư tưởng lãnh đạo: xây dựng và phát triển thương hiệu với sự công nhận, tôn trọng và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.
Bước 2: Đặt tên cho những mục tiêu cụ thể
– Mở file Excel Conten Plan mà chúng ta đã tạo ở trên, tìm đến bảng “Business Objectives”.
– Tại cột A – “Business Objectives”, đặt tên cho 1 mục tiêu chính và 2 hay 3 mục tiêu phụ cho chiến lược Content Marketing của bạn. Bạn cũng có thể kèm theo một khung thời gian cụ thể cho từng mục tiêu nhất định.
– Tiếp theo, tại cột B – “Business Impact”, hãy viết ra những lý do một cách cụ thể vì sao bạn lại muốn đạt được những mục tiêu kể trên.
– Bây giờ, hãy tạo điểm chuẩn tại cột Benchmark để theo dõi kết quả trong thời gian tới. Ở cột này, bạn sẽ nhập vào số liệu bán hàng, lợi nhuận đạt được, số lượt xem cùng một vài thông số khác để giúp bạn đánh giá được sự tăng trưởng.
Bước 3: Chọn lựa chiến lược khai Content Marketing phù hợp với kế hoạch tổng thể
Chiến lược do bạn lập ra có thể sẽ mang nặng tính cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là 3 chiến lược phổ biến mà bạn có thể xem xét
1. Điều hướng truy cập
Bạn có thể sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google Plus,…) để mang lại truy cập cho blog. Sau đó, kéo truy cập từ sang website chính thông qua những bài viết trên blog.
2. Integrated Messaging
Bạn có thể sử dụng cả mạng xã hội và blog để điều hướng truy cập đến Membership Site.
Membership Site được hiểu là việc xây dựng một blog cung cấp các dịch vụ cho các thành viên. Để được tham gia các thành viên phải trả một khoản phí để tham gia. Thông thường mức phí này chênh lêch từ 10 đến 50$ tùy thuộc vào nội dung cung cấp cho thành viên.
Có rất nhiều nội dung mà bạn có thể đầu tư và phát triển một membership để cung cấp cho khách hàng và gia tăng nguồn thu nhập , chẳng hạn như: đào tạo marketing online, hướng dẫn thiết kế website, tư vấn pháp luật, cung cấp văn bản pháp luật, cung cấp báo cáo tài chính.
Hiện nay chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức thanh toán trực tuyến như Paypal… hoặc Nganluong, Baokim…Membership Site đã thực sự tạo được thế mạnh của mình.
3. Chỉ tập trung vào bán hàng
Bạn có thể sử dụng đồng thời nội dung như: bài viết trên blog, podcast, video,… để điều tiết công việc bán hàng. Vì vậy, mỗi bài viết cần được tập trung nói về từng sản phẩm cụ thể.
Bây giờ bạn mở lại file Excel Content Plan, tại ô E11, gõ vào “Content Strategy” hay “Chiến lược nội dung”. Nhập vào chiến lược mà bạn muốn sử dụng trong 3 chiến lược ở trên. Hoặc nếu bạn có một chiến lược khác, bạn cũng có thể ghi nó ra tại đây để dễ dàng tham khảo về sau.
Bước 4: Tạo những thông điệp cốt lõi (Core Message)
Đây là những thông điệp phải chứa đựng những lợi ích chính mà bạn mang đến cho khách hàng hay đối tác. Nó có thể là một câu chuyện nhỏ hay một lời khuyên nào đó đến khách hàng.
Tất nhiên, bạn sẽ ghi lại những điều này vào bảng “Core Message” trong file Excel Content Plan
Bước 5: Phân tích sự cạnh tranh
Chọn ra 5 đối thủ đang hoạt động trong cùng lĩnh vực với bạn và đang thành công trong việc sử dụng content marketing. Trong bảng “Competitive Analysis” mạ bạn đã tạo ở trên, liệt kê 5 thương hiệu này ra. Sau đó là đánh giá chất lượng nội dung mà họ tạo ra
– Xác định những thông điệp chính mà họ tuyên bố.
– Liệt kê tất cả các loại nội dung mà họ tạo ra như bài viết trên blog, bài post trên mạng xã hội, podcast, video, văn bản báo cáo, slide shows, infographics, ebooks,…
– Tìm ra những chỗ thiếu sót hay những gì mà họ không mang đến trong chiếc lược content marketing.
Bước 6: Tạo nên sự khác biệt trong nội dung
Nội dung của bạn sẽ không được chú ý bởi Google và độc giả nếu nó cứ chung chung và không có gì khác biệt so với vô số những gì đang có trên mạng. Để nổi bật và gây được sự chú ý, bạn cần mang đến sự độc đáo.
Ghi lại những ý tưởng mà bạn nghĩ ra vào bảng “Marketing Strategy” trong file Excel Content Plan.
III. Nhóm đối tượng mục tiêu
Bước 1: Xác định ai là người muốn đọc nội dung của bạn
1. Lựa chọn đúng nhóm đối tượng
Trong marketing, nếu bạn nhắm vào tất cả mọi người thì bạn sẽ không “nhắm trúng” ai cả. Vì vậy, bạn cần xác định đối tượng cụ thể và thích hợp mà bạn muốn phục vụ. Những đối tượng đó là ải? Đó là những người quan tâm đến chủ đề mà bạn viết.
2. Tinh chỉnh lại nhóm đối tượng
Cần cụ thể lại nhóm đối tượng mà chọn đến một mức cần thiết. Ví dụ, bạn nhắm đến “Những người yêu smartphone”, nó vẫn còn khá rộng. Hãy thử nhắm đến “Những người yêu iPhone” hay “Những người yêu BlackBerry” chẳng hạn.
3. Bạn có thể thu hẹp nhóm đối tượng này hơn được nữa?
“Những người yêu iPhone 4S” hay “Những người yêu BlackBerry cổ” là những lựa chọn ở mức độ cụ thể hơn nữa mà bạn có thể nhắm đến để tăng hiệu quả content marketing.
Nhập nhóm đối tượng mà bạn đã chọn và bảng “Core Message” tron file Excel Content Plan.
Bước 2: Hãy chắc chắn rằng đó là một thị trường tiềm năng
Chỉ vì bạn muốn marketing cho một nhóm đối tượng cụ thể không có nghĩa là điều đó cũng thích hợp với bạn. Trước thì thực hiện việc đó, hãy chắc chắn rằng đó là nhóm đối tượng thích hợp, là thị trường tiềm năng.
1. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
– Nhóm đối tượng mà bạn đã xác định có đủ số lượng người cần thiết để đảm bảo doanh số bán hàng cũng như mục tiêu xây dựng cộng đồng của bạn hay không?
– Nhóm đối tượng này có cần những thông tin mà bạn cung cấp?
– Họ có được hưởng lợi ích từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
– Họ có đủ khả năng để mua hay sử dung dịch vụ của bạn?
– Họ có thể truy cập thông tin thông qua email hay mạng xã hội?
…
2. Thực hiện việc tìm kiếm trên Google để xác định rằng nhóm đối tượng đó đang tìm kiếm những thông tin mà bạn đã lên kế hoạch:
– Sử dụng Google Adwords
– Gõ từ khoá của bạn
– Xác nhận có ít nhất 10 ngàn lượt tìm kiếm hàng tháng
Bước 3: Xác định vị trí khách hàng
– Tìm các mạng xã hội và trang web mà họ sử dụng.
– Tìm các hội nhóm mà họ tham gia, cả trên mạng xã hội và ngoài đời.
– Tìm các sự kiện mà họ tham dự.
Bước 4: Xác định người tiêu biểu trong nhóm đối tượng
Bạn cần chọn ra một người tiêu biểu trong nhóm đối tượng, khi viết nội dung, bạn có thể gửi riêng cho người này.
1. Những tiêu chí về nhân thân để xác định người này:
– Tuổi
– Địa chỉ nơi ở
– Giới tính
– Mức thu nhập
– Trình độ học vấn
– Tình trạng hôn nhân
– Nghề nghiệp
– Dân tộc
2. Những tiêu chí về thói quen, tính cách:
– Nhân cách
– Thái độ
– Sở thích
– Phong cách sống
– Cách cư xử
3. Cho anh ấy hoặc cô ấy một cái tên
4. Tìm một tấm ảnh chụp thực tế của người này
IV. Chiến lược nội dung
Bước 1: Sử dụng thông điệp chính
Từ bây giờ, thông điệp chính của bạn sẽ được sử dụng như một bài hướng dẫn cho mọi nội dung mà bạn tạo ra. nấu một chủ đề hay ý tưởng bài viết nào không hỗ trợ thông điệp chính này thì không nên phí thời gian vào nó.
– Tạo ra báo cáo ngắn gọn và súc tích cho thông điệp chính
– Tạo một danh sách những ý tưởng về thẻ tag tốt nhất
– Thử nghiệm ý tưởng của bạn với bạn bè, đồng nghiệp, và ngay cả khách hàng.
– Ghi lại tag này bên dưới heading “Summary/Keyword” trong bảng “Core Message”.
Bước 3: Xác định kiểu nội dung mà bạn muốn tạo
– Bài viết blog: Bài viết liên quan đến thông điệp chính cũng như các thông điệp phụ của bạn. Các bài viết này có thể dài từ 100 đến 2000 từ.
– Bài báo, tạp chí: Giống như bài viết blog, các bài viết này cũng nói về thông điệp chính của bạn. Tuy nhiên, thay vì xuất bản nó trên mạng, bạn hãy xuất bản nó lên một tờ báo in.
– Video: Bạn có thể tạo ra một kênh YouTube hoặc Vimeo cho doanh nghiệp của mình. Bạn tải video lên YouTube rồi đăng lại trên blog hoặc tạo thẳng một vblog trên YouTube.
– Hội thảo: Bạn sẽ mang đến thông tin cho các đối tượng dự hội thảo. Sau đó, sử dụng các ghi chép từ hội thảo và đang lên blog.
– Bài phát biểu, phỏng vấn: Có thông tin thì đó là nội dung. Bạn có thể tái chế những thông tin từ các bài phát biểu, phỏng vấn rồi kết hợp với nhiều nội dung khác để tăng thêm giá trị.
– Bài thuyết trình PowerPoint: Đưa nó lên trang web của bạn như những infographics, sử dụng trong các bài viết blog và chia sẽ với mọi người.
– Bài hướng dẫn: Tạo một trang web cung cấp các hướng dẫn để làm một việc gì đó (nên là một việc gì đó mới mẽ). Hãy cho mọi người biết họ cần làm những gì khi cần được giúp đỡ, tư vấn thêm.
– Infographics: Mang đến sự độc đáo, mới lạ và thu hút cho việc trình bài các sự kiện và các con số thay vì những thông tin báo cáo khô khan.
– Bản tin: Content Marketing cũng là xây dựng mối quan hệ. Còn gì tốt hơn là gửi nội dung của bạn đế email của những người trong nhóm đối tượng thay vì bắt họ truy cập vào trang web của bạn mỗi ngày.
– Sách và eBook: Là cách tuyệt vời để xây dựng nên sự tin tưởng từ khách hàng. Bạn có thể dễ dàng tạo ra một eBook ngắn rồi bán nó, biến nó thành một file PDF rồi đăng lên trang web của bạn.
Trở lại với file Excel Content Plan, tại cột đầu tiên “Channel Plan”, gõ vào kiểu hoặc các kiểu nội dung mà bạn đã chọn để thực hiện.
Bước 4: Đặt lịch xuất bản nội dung
1. Mức độ thường xuyên bạn sẽ xuất bản
Một số blogger và vloggers xuất bản hàng ngày, trong khi những người khác xuất bản hàng tháng. Bạn có thể chọn một khoản thời hina phù hợp với mình rồi ghi vào cột E “Frequency” trong file Excel Content Plan.
2. Độ dài bài viết
Bài viết có thể dài hay ngắn là tuỳ ở nội dung và bản thân bạn. Tuy nhiên, bạn cần thiết lập một tiêu chuẩn cho bài viết có nội dung về thương hiệu. Sau đó ghi ra quyết định của mình vào cột D “Structure”.
3. Phong cách viết
Bạn sẽ tạo nên bài viết theo phong cách nào? Ngắn gọn? Tán gẫu, trò chuyện? hay Chuyên nghiệp? Lựa chọn là ở bạn. Ghi quyết định của mình vào cột F “Tone”
V. Xuất và chia sẽ nội dung
Bước 1: Chọn nền tảng xuất bản cho mỗi loại nội dung bạn sẽ tạo ra
– WordPress và Blogspot là những lựa chọn hàng đầu để xây dựng blog.
– YouTube và Vimeo là 2 trang web chi sẽ video trực tuyến phổ biến nhất hiện nay.
– Blubrry, Stitcher và iTunes là những nền tảng podcast tuyệt vời.
– Các file PDF được chia sẽ trên trang web của bạn hoặc được bán có thể dùng cho eBook hoặc các bài báo cáo.
Trong cột B “Channel”, ghi lại các kênh mà bạn sẽ sử dụng để xuất bản mỗi loại nội dung bạn muốn tạo.
Bước 2: Lựa chọn kênh mạng xã hội
Đừng cố gằng hoạt động trên mọi kênh mạng xã hội hiện nay, chỉ nên chọn những kênh mà nhóm đối tượng khách hạng của bạn tham gia nhiều nhất.
– Tìm kiếm trên Facebook các fanpage cùng lĩnh vực với doanh nghiệp của bạn.
– Tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh trên Twitter. Họ có bao nhiêu người follow? Họ thường đăng tweet như thế nào?
– Tìm kiếm một vào nhóm trên Linkedln hoạt động trong cùng lĩnh vực với bạn.
Ngoài ra, Google Plus dù không quá phổ biến như là rất cần thiết để tối ưu hoá nội dung trên công cụ tìm kiếm:
– Thiết lập một trang cá nhận trên Google Plus dành cho CEO hoặc người quản lý Content Marketing. Điều này giúp bạn thiết lập được Author Rank cho người viết bài.
– Hãy xem xét đến việc tạo ra một trang web kinh doanh trên Google Plus để biến doanh nghiệp của bạn thành một kênh xuất bản nội dung, tin tức.
Trong file Excel Content Plan, nhập vào các kênh mạng xã hội mà bạn muốn hoạt động vào “Channel Plan”
– Thêm vào các kênh mạng xã hội mà bạn muốn hoạt động vào cột B “Channel”
– Trong cột “Content Type” thêm vào “SMM” hay “Social Media Marketing” như hình bên dưới đây:
Bước 3: Chọn tên cho Blog
– Nếu blog của bạn được tích hợp vào như là một tab trong website chính, bạn có thể không cần đặt tên. Có thể gọi là [tên doanh nghiệp] blog chẳng hạn.
– Nếu blog của bạn là một tên miền khác, hãy đặt cho nó một cái tên độc đáo. Nhưng hãy chắc rằng, cái tên bạn chọn có liên quan đến trang web chính hoặc thương hiệu doanh nghiệp của bạn để khách hàng không bị lẫn lộn.
Bước 4: Mua tên miền cho blog
Tất nhiên là bạn phải mua một tên miền cho blog nếu bạn chọn phương án thứ 2 trong bước 3 ở trên
Bước 5: Mua một gói Hosting
Bước 6: Thêm tên server vào Domain
Bước 7: Tạo blog WordPress (nếu chưa có)
Nếu bạn lần đầu làm content marketing thì tốt nhất bạn nên chọn nền tảng WordPress vì nó dễ dàng để tạo, quản lý cũng như duy trì trang web hay blog.
VI. Quản lý nội dung
Bước 1: Đặt ra mục tiêu cho mỗi kênh hoặc loại nội dung
Mỗi kênh nên có một nơi duy nhất trong chiến lược Content Marketing của bạn.
Bước 2: Chọn phương pháp mà bạn sẽ thực hiện cho từng kênh
Mỗi kênh mang xã hội được sử dụng một cách khác nhau. Ví dụ:
Coca-Cola đã đăng lên Facebook một status có liên quan đến chiến dịch quảng cáo mới. Họ chỉ đơn giản là đặt một câu hỏi kích thích tư duy. Kết quả thu được là hơn 200 lượt chia sẽ và 10000 lượt thích.
E.FOCUS